KINH NGHIỆM ĐỀ PA LÊN DỐC CÁC LÁI MỚI CẦN NẮM RÕ

Hiện nay trên thị trường các dòng xe số tự động luôn được cập nhiều nhiều những tính năng cũng như các công nghệ mới hiện đại giúp việc đề pa lên dốc, ngang dốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Do đó mà các kỹ năng đề pa lên dốc không còn được nhiều lái xe chú ý đến nữa. Nhưng nếu sử dụng xe số sàn thì đây có thể được xem là một kỹ thuật mà các lái mới cần phải nắng vững để tránh các trường hợp xe bị trượt dốc, chết máy…

Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về một số những kinh nghiệm đề pa lên dốc mà các lái mới cần phải nắm rõ ngay nhé.

Dành cho lái mới: Một số kinh nghiệm đề pa lên dốc cần nắm rõ

Cách đề pa lên dốc chuẩn nhất

Có thể nói việc đề pa lên dốc là một trong số những phần thi khó nhất khi thi thực hành lái xe ô tô. Đối với các thí sinh vẫn còn non tay thì bài thi này luôn là nỗi ác mộng, bởi chỉ cần không cẩn thận một chút thôi cũng rất dễ bị đánh trượt. Đối với các dòng xe số tự động thì việc đề pa lên dốc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự trợ giúp của các công nghệ hỗ trợ hiện đại.

Tuy nhiên, đối với các dòng xe sử dụng số sàn thì đây là một việc không hề đơn giản, bởi nếu xử lý đúng kỹ thuật sẽ khiến xe bị trôi, điều này gây ảnh hưởng đến những phương tiện đang di chuyển phía sau xe, thậm chí là có thể sẽ dẫn đến những vụ tai nạn không lường trước được.

Dưới đây là một số kỹ thuật đề pa lên dốc mà các lái mới có thể thử nghiệm và hãy chọn cho mình một phương pháp thích hợp nhất để sử dụng khi cần thiết nhé.

1. Đề pa lên dốc đối với những con dốc cao

– Sử dụng phanh tay: Phanh tay hay còn được gọi là phanh khẩn cấp/emergency brake để lên dốc, đây được xem là một cách an toàn nhất và vô cùng hiệu quả. Theo kinh nghiệm của một số lái xe thì đây là một phương pháp được khá nhiều lái xe lựa chọn vì tính an toàn của phương pháp này, đặc biệt là trong các tình huống đề pa khi xe đang nằm ở ngang dốc dành cho các lái xe mới.

Đối với các con dốc cao

Ví dụ khi xe đang dừng lại ở trên dốc thì các lái xe hãy kéo phanh tay (không sử dụng đến phanh chân) vớ mục đích là giữ cho chiếc xe đứng yên. Sau đó thì có thể bỏ phanh chân ra và đặt vào chân ga.

Để có thể tiếp tục di chuyển thì hãy cắt côn, vào số và nhả côn, sau đó đạp mớm ga tương tự khi di khởi động xe, lúc này thì phanh tay vẫn chưa được hạ xuống nên xe chắc chắn sẽ không bị trượt khỏi dốc.

Cuối cùng thì lái xe hãy nhả côn ra từ từ khi đã thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã chạm vào nhau) lúc này hãy nhả nhẹ phanh tay ra và xem xe có di chuyển được không rồi tiếp tục mớm để xe di chuyển tiếp tục.

– Sử dụng côn, ga và phanh chân: Kỹ thuật này khác với việc sử dụng phanh tay và thường sẽ được các lái xe đã có nhiều kinh nghiệm áp dụng trong thực tế thay vì sử dụng đến phanh tay. Tuy nhiên, đối với phương pháp thì chỉ có thể được sử dụng trong những trường hợp như dừng, đỗ xe không quá lâu.

Sử dụng côn, ga và phanh chân

Cụ thể là khi dừng xe các lái xe hãy nhả chân côn ra từ từ cho đến khi nào cảm thấy tay lái hoặc cần số đã rung lên thì hãy nhả nhẹ chân phanh ra. Nếu cảm thấy xe đang có dấu hiệu bị trôi đi thì hãy đạp chân phanh lại. Nếu xe không bị tụt khỏi dốc thì hãy nhả cho hết chân phanh để xe có thể tự di chuyển lên.

Khi đã nhả hết phanh chân mà xe vẫn còn đứng yên không di chuyển lên được thì hãy tiếp vào chân ga một lực nhẹ, đồng thời thì nhả côn ra thêm. Khi xe đã bắt đầu di chuyển lên được thì giữ nguyên ở vị trí chân côn và ga cho đến khi nào xe lên được hết dốc.

Sử dụng kết hợp mũi và gót chân phải 

– Sử dụng kết hợp giữa mũi chân và gót chân phải: Đây là một cách rất ít người sử dụng đến bởi mỗi xe đều có cấu tạo chân ga không giống nhau, chưa đến đến việc là chân mỗi người đều có một kích thước khác nhau.

Đối với phương pháp này dựa vào việc sử dụng chân trái để cắt côn trong khi mũi chân phải đạp vào phanh nhưng cũng cần pải xoay chân phải sang để đạp được vào chân ga bằng gót của chân phải cho đến khi xe đã đủ ga để lên dốc. Cuối cùng thì chỉ cần nhả chân côn và phanh để xe lên hết dốc.

Vê côn đứng dốc

– Vê côn đứng dốc: Đối với kỹ thuật này được các lái xe có nhiều kinh nghiệm khuyến cáo là không nên sử dụng, bởi nó có thể gây ra hiện tượng mòn côn do bị ma sát quá mức. Cũng như cách đề pa bằng chân phanh, các lái xe nếu muốn khởi hành bằng cách vê côn thì chỉ cần thực hiện phương pháp này khi xe đang dừng ở ngang dốc tức thời. Lúc này thì cần tiến hành ra côn sau đó thì mớm ga để xe không bị trượt xuống dốc.

Đối với phương pháp này nếu trong trường hợp lái xe muốn cho xe bò trên đường mà không sử dụng đến phanh tay thì nó cũng có thể là một phương pháp rất hữu ích. Tuy nhiên các lái xe cũng cần phải lưu ý rằng, trọng điểm của phương pháp này là sử dụng côn để hãm xe hay vì sử dụng phanh xe.

2. Đề pa lên dốc đối với những con dốc vừa

Đối với những con dốc có độ cao vừa phải thì các lái xe đã có nhiều kinh nghiệm thường khuyến cáo rằng nên leo dốc bằng cách đạp phanh châm và chân côn.

Cụ thể là việc đầu tiên mà các lái xe cần làm bao giờ cũng là giữ chân phanh của xe để xe không bị trôi khỏi dốc. Sau đó thì hãy đạp côn, gài số 1 và hạ phanh tay. Thả chân côn từ từ để tìm điểm côn, sau khi đã thấy xe bắt đầu rung lên và tiến lên phía trước rồi thì có nghĩa là lái xe đã tìm đúng điểm côn.

Sau đó là giữ chân côn ở điểm này sao cho chiếc xe không còn bị tắt máy và nhả chân phanh để giữ xe dừng bằng chân côn. Sau đó chuyển từ chân phanh qua bàn đạp ga và đệm nhẹ vào để xe di chuyển.

Tuy nhiên các lái xe cần lưu ý rằng, điểm tiếp xúc của ly hợp chính là điểm mà động cơ xe và hộp số chạm vào nhau để tạo ra sự ma sát thông qua côn.

Mẹo đề pa lên dốc

– Sử dụng côn hợp lý: Việc sử dụng côn khi đề pa lên dốc sẽ giúp cho các lái xe có thể cho xe leo dốc một cách dễ dàng nhất, tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến cho côn xe nhanh bị mòn hơn nếu sử dụng không đúng cách. Khi đạp nhả côn đúng thì xe sẽ không bị khựng lại hoặc vọt lên, lúc nhả côn ra thì tiếng máy của xe vẫn không đổi và xe không bị mất đà là ổn nhất.

Ngoài việc sử dụng côn trong những trường hợp như leo dốc thì các lái xe cũng có thể sử dụng côn để tránh cho xe bị giật hoặc bị xốc khi di chuyển qua những đoạn đường xấu, lồi lõm, nhiều ổ gà, ổ voi. Hay khi di chuyển trong thành phố đông đúc các lái xe cũng có thể sử dụng côn để tránh cho xe bị chết máy nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Chạy đến tốc độ thích hợp mới sang số

– Ra vào số với một tốc độ thích hợp: Đây cũng được xem là một điều mà các lái xe cũng cần phải biết để tránh việc sang số khi máy của xe vẫn chưa quay đủ vòng tua, việc này giúp xe không bị ì, không tăng ga mạnh được.

Thông thường, đối với các dòng xe khác nhau thì cũng đều có ngưỡng sang số khác nhau, chính vì thế mà các lái xe cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng vòng tua sang số của xe. Nếu ra vào số một cách có hợp lý khi đang leo dốc cũng có thể giúp kéo dài thêm tuổi thọ của máy xe, đồng thời cũng sẽ giúp xe di chuyển nhanh hơn, vượt chướng ngại vật tốt hơn.

Ngoài ra, trong những lần tập leo dốc thì cũng có thể láy gạch hoặc một vật gì đó chèn vào bánh xe, điều này giúp tránh cho bánh xe bị trôi về phía sau có thể gây nguy hiểm, từ đó các lái xe có thể an tâm khi học leo dốc. Dốc càng cao thì việc đề pa lên dốc bằng côn càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là việc tìm ra đúng điểm tiếp xúc của ly hợp.

Lúc này các lái xe hãy cố gắng tìm ra đúng điểm để thực hiện các bược tiếp theo. Nếu không quen với việc cho xe leo dốc thì hãy cố gắng tập luyện nhiều lần bằng cách sử dụng côn cũng như cách xử lý các đoạn dốc từ thoải đến cao dần.

Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất chính là các lái mới cần thực hiện đề pa cho xe leo dốc nhiều lần để giúp cho các thao tác thật sự nhuần nguyễn cũng như có được cảm giác thật khi cho xe leo dốc.

Trên đây là một số những kinh nghiệm đề pa lên dốc mà các lái mới cần phải nắm rõ. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi phần nào cung cấp thêm kiến thức bổ ích đến quý khách khi tham gia giao thông, tránh xảy ra những trường hợp không đáng có.

QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XE TẢI, ĐẦU KÉO ISUZU GIGA TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *