Vào cuối năm 2019, Quy chuẩn số 41/2019 tiếp tục được ban hành và sửa đổi Quy chuẩn số 41/2019 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới. Quy chuẩn mới này đã phần nào cắt bỏ khái niệm vượt phải, khiến rất nhiều tài xế lái xe cho rằng có sự thay đổi này, việc xử phạt lỗi “vượt phải” sẽ gây ra rất nhiều sự tranh cãi.
Định nghĩa “vượt phải”
Theo quy chuẩn số 41/2019 đã có quy định rất rõ, vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt một phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn đường xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định rõ trong Luật Giao thông đường bộ.
Đồng nghĩa với việc hành vi vượt phải chỉ xác định là lỗi khi diễn ra trên đường chỉ có một làn đường xe cơ giới mỗi chiều, còn đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có 2 làn xe trở lên mỗi chiều thì hành vi này không được coi là lỗi vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN số 41/2019/BGTVT) tiếp tục được ban hành và sửa đổi Quy chuẩn của năm 2016 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới. Quy chuẩn mới này đã cắt bỏ đi khái niệm vượt phải khiến rất nhiều tài xế lái xe cho rằng với sự thay đổi này thì vệc xử phạt lỗi “vượt phải” sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi.
Không còn khái niệm “vượt phải”, xử phạt có bị “nhập nhèm”?
Mặc dù theo Quy chuẩn mới không có quy định rõ thế nào là “vượt phải” như trước đây, nhưng để có thể làm rõ hơn về hành vi này hay hành vi tham gia giao thông bình thường trên đường có nhiều làn xe cùng chiều thì tại Nghị định số 100 lại xác định việc xử phạt rất rõ ràng.
Cụ thể là tại Điểm D, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định số 100 đã quy định như sau:
– Xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại các đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển), không có báo hiệu trươc khi vượt, vượt bên phải phương tiện khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp là tại đoạn đường có nhiều làn đường dành cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng các vạch kẻ phân làn đường mà phương tiện chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn phương tiện đang chạy trên làn đường bên trái.
Vậy quy định trên sẽ không xử phạt hành vi vượt xe trong những trường hợp đáp ứng các điều kiện sau:
- Đoạn đường có nhiều làn đường dành cho xe đi cùng chiều
- Các làn đường được phân việt bằng các vạch kẻ phân làn đường
- Xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái
Có thể thấy là Quy chuẩn số 41/2019 mặc dù không có quy định thế nào là vượt phải nhưng việc xử phạt sẽ không bị “nhập nhèm” vì Nghị định số 100 đã có quy định rõ ràng về vấn đề này.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XE TẢI, ĐẦU KÉO ISUZU GIGA TẠI ĐÂY.