CÓ NÊN MUA XE CHO CÁ NHÂN NHƯNG LẠI ĐỂ CÔNG TY ĐỨNG TÊN HAY KHÔNG?

Có nhiều trường hợp cá nhân là người sử dụng xe nhưng khi kiểm tra trên giấy tờ thì chủ sở hữu lại là công ty. Vậy lý do gì mà cá nhân mua xe lại để công ty đứng tên? Hình thức này có rủi ro gì hay không?

Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết ngắn ngay dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về việc có nên mua xe cho cá nhân nhưng lại để công ty đứng tên hay không nhé.

Xe tải Jac N Series

Lợi ích từ việc cá nhân mua xe nhưng để công ty đứng tên

1. Khấu trừ thuế GTGT

Thế giá trị gia tăng (GTGT) công ty phải chịu khi mua xe ô tô sẽ được xem là thuế giá trị gia tăng đầu vào và có thể được khấu trừ.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 12 của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 có quy định:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá tăng đầu vào như sau:

+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.

Theo Điều 9 của Thông tư số 115/2014/TT-BTC, nếu giá trị của xe ô tô từ 1.6 tỷ đồng trở xuống thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT, còn phần thuế GTGT tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng thì sẽ được khấu trừ.

Ví dụ như một doanh nghiệp mua một chiếc xe của hãng xe X có trị giá là 1.5 tỷ đồng. Sau khi quyết toán thuế GTGT thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế và sẽ được nhận lại 150 triệu đồng. Nếu giá trị của xe là 2 tỷ đồng thì khi này doanh nghiệp sẽ chỉ được khấu trừ thuế GTGT cho 1.6 tỷ đồng và chỉ nhận lại được 160 triệu đồng.

Để có thể được khấu trừ thuế GTGT, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ được quy định tại Điều 5 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

2. Chi phí mua xe, duy trì cũng như bảo dưỡng xe sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Theo Khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy định như sau:

– Điều 6: Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trừ các khoản chi không được trừ đã nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doang của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán cần phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Theo đó, các khoản chi mua xe nếu là khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ đúng theo quy định của pháp luật, có thể được xem là một khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bên cạnh đó thì thay vì cá nhân sẽ phải chịu các khoản chi phí nhiên liệu như xăng, dầu, bảo dưỡng máy móc thì các khoản chi này sẽ được tính là khoản chi được trừ khi xác định được thu nhập chịu thuế TNDN.

3. Trách nhiệm của chủ phương tiện đối với việc bồi thường thiệt hại do tai nạn

Trong một số trường hợp thì khi sử dụng xe của công ty mà gây ra tai nạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng có sự khác nhau giữa công ty và cá nhân.

– Đối với cá nhân: Việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là “vô hạn”. Khi đối thì cá nhân sẽ cần phải sử dụng tài sản của mình để thanh toán cho khoản bồi thường thiệt hại đó, thậm chí là phải bán xe để thanh toán.

– Đối với công ty: Các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thì công ty chỉ cần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Như vậy, doanh nghiệp không cần phải bán đi tài sản là xe ô tô để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Xe tải Jac N Series

Một số những rủi ro khi xe ô tô cá nhân nhưng lại đứng tên công ty

1. Trở thành tài sản thế chấp khi công ty làm ăn thua lỗ

Trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ và dẫn đến tình trạng bị phá sản thì những loại tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp sẽ được đưa vào danh sách tài sản được thanh lý để tiến hành thanh toán cho các chủ nợ của công ty.

Như vậy, nếu để công ty đứng tên xe thì khi công ty làm ăn thua lỗ bị phá sản thì xe sẽ được đưa vào danh sách tài sản thanh lý để tiến hành đấu giá nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ.

2. Rắc tối khi hưởng quyền thừa kế

Khi cá nhân mua xe nhưng lại để công ty đứng tên. Nếu cá nhân đó không may qua đời thì kể cả có để lại di chúc hay không thì người thừa kế cũng không được quyền sở hữu chiếc xe đó.

Tài sản hiện tại đang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi đó thì người thừa kế có muốn nhận lại tài sản thì cần phải yêu cầu công ty chuyển nhượng lại. Trong trường hợp công ty không chuyển nhượng thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Ngoài ra, việc để công ty đứng tên xe của cá nhân còn có thể sẽ dẫn đến rất nhiều bất cập như Phí đường bộ đối với doanh nghiệp sẽ cao hơn, khi bán lại xe, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, trong đó doanh nghiệp còn cần phải xuất hóa đơn GTGT và phải chịu 10% thuế GTGT theo giá trị khấu hao của xe.

Như vậy thì khi cá nhân mua xe mà lại để công ty đứng tên sẽ có lợi hơn vì sẽ được giảm một số chi phí do được khấu trừ thuế GTGT và sẽ được giảm một phần thuế TNDN.

Bên cạnh đó, khi cá nhân mua xe mà để công ty đứng tên cũng cần lưu ý, nếu là chủ sở hữu công ty hoặc sở hữu phần vốn góp lớn hoặc có chức danh quan trọng trong công ty thì có thể tránh được nhiều rủi ro hơn so với các thành viên khác.

QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XE TẢIĐẦU KÉO ISUZU GIGA TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *