Có những sơ suất nhỏ của lái xe trong quá trình sử dụng xe ô tô có thể sẽ khiến họ bị mất hàng chục triệu đồng, thậm chí là hàng trăm triệu đồng.
Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết ngắn ngay dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn về những sơ suất có thể làm hỏng động cơ và dàn gầm của xe ô tô ngay nhé.
Cháy phanh, hỏng cảm biến ABS vì sử dụng phanh tay
Trên thực tế thì vấn đề này khá phổ biến, đặc biệt là đối với các bác tài mới, và vấn đề này đã trở thành đề tài nóng trên các diễn đàn về xe ô tô. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Hoặc là quyên hạ phanh tay, hoặc là có hạ nhưng vẫn chưa hạ xuống hẳn khiến cho phanh tay vẫn ăn nhẹ. Tuy nhiên, ghi nhận được từ nhiều ý kiến lái xe về vấn đề này thì cho thấy là dù trong trường hợp nào thì vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ hoặc chưa lường hết được những thiệt hại do sơ suất này gây ra.
Trên phần lớn các dòng xe ô tô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) được sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp cùng với hệ thống phanh chính của xe, nhưng tất cả vẫn được nằm trong cụm phanh sau. Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh (do quên hạ phanh tay hoặc chưa hạ xuống hết), ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh ra nhiệt rất lớn khi xe di chuyển, điều này sẽ làm cho má phanh có thể bị cháy.
Bên cạnh đó, phớt và mỡ nôi trơn bi moay-ơ bị đốt nóng lên sẽ bị chảy và sẽ bị hỏng rất nhanh. Cảm biến ABS (chống bó cứng bánh xe) được gắn trên cụm phanh cũng có thể sẽ bị hỏng, đồng thời dầu phanh bị sôi lên cũng có thể sẽ khiến cho phanh bị giảm tác dụng.
Câu hỏi thường gặp có liên quan đến vấn đề này: Làm sao để biết được các bộ phân có liên quan hay gần hệ thống phanh dừng (phanh tay) có bị hư hỏng do quên hạ phanh tay và chạy quãng đường dài hay không?
Trả lời cho câu hỏi này: Để có thể nhận biết được các hư hỏng do không nhả phanh tay thì khá khó đối với những người lái xe. Nếu hỏng bi moay-ơ thì thường sẽ xuất hiện những tiếng kêu ù khi chạy xe, còn đối với cảm biến ABS hỏng thì sẽ xuất hiện đèn cảnh báo ABS trên đồng hồ Taplo.
Đại tu động cơ vì quên lịch thay dầu nhớt
Thông thường, trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe của nhiều nhà sản xuất có khuyến cáo rằng thay dầu bôi trơn cho động cơ xe sau khoảng 5.000km hoặc 10.000km (còn tùy thuộc vào từng loại dầu) tương đương với 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước. Một số hãng dầu khi tung ra dòng sản phẩm mới, để có thể thu hút được người tiêu dùng, cũng có quảng cáo rằng dầu nhớt của họ giúp động cơ xe hoạt động với quãng đường dài gấp đôi so với các loại dầu nhớt thông thường.
Ở một số các quốc gia tiến tiến, tốc độ di chuyển rất cao, ngay cả khi trong thành phố. Chính vì thế nên trung bình mỗi giờ vận hành, chiếc xe có thể di chuyển được khoảng 60 – 80km. Tuy nhiên, trong điều kiện đường phố đông đúc như ở các đô thị tại Việt Nam thì tốc độ trung bình chỉ rơi vào khoảng 15 – 20km/h. Như vậy thì cũng một thời gian vận hành, một chiếc xe ô tô ở Hà Nội có thể chỉ đi được một quãng đường bằng 1/3 so với một chiếc xe ô tô ở Singapore, Kuala Lumpua hay Vienna.
Dầu cháy bán vào xec-mang dầu và làm kẹt, hở buồng máy
Chính vì sự khác biệt về điều kiện sử dụng xe, tần số thay dầu bôi trơn động cơ xe cần được điều chỉnh mà chính chủ phương tiện là người hiểu rõ nhất. Một chiếc xe thường xuyên phải di chuyển trong thành phố có thể cần phải thay dầu nhớt sau khoảng 4.000 – 5.000km, trong khi đó những chiếc xe hay chạy xa lộ có thể thay dầu với tần suất lâu hơn.
Trên thực tế ghi nhận tại các xưởng dịch vụ cho thấy rằng, có rất nhiều người đặt niềm tin của họ vào những con số khuyến cáo trong lý thuyết đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Dầu trong động cơ xe bị biến chất mà không được thay thế kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị cháy, thành chất sền sệt như bùn, thậm chí là xuất hiện tình trạng muội than. Chất cặn dầu cháy sẽ bám vào các chi tiết cảu máy, làm bó máy và sẽ gây nguy hiểm nhất khi bám vào xec-mang dầu, gây ra tình trạng bị kẹt xec-mang, hở buồng đốt, động cơ xuất hiện khói dầu và nặng hơn là không thể vận hành được.
Để có thể xử lý triệt để vấn đề này, chẳng còn cách nào khác là phải bổ máy và tiến hành vệ sinh toàn bộ, với một khoản chi phí rất lớn.
Câu hỏi thường gặp cho vấn đề này: Khi lịch thay dầu động cơ thay đổi, lịch thay các loại dầu khác (dầu phanh, dầu trợ lực, dầu lap) hay nước làm mát có thay đổi theo hay không?
Trả lời cho cầu hỏi này: Khi lịch thay dầu thay đổi thì cũng nên thay đổi luôn cả lịch thay các loại dung dịch khác vì các loại dung dịch này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ làm việc của động cơ xe.
Xe số tay hay gặp tình trạng bị cháy côn
Trên một số dòng xe đời cũ được trang bị hộp số sàn, nhiều tài xe có nhiều năm kinh nghiệm truyền cho nhau kinh nghiệm để điều khiển “côn ra, côn vào” (ý là mỗi khi chuyển số rồi thì sẽ từ từ nhả côn thì cũng cần nhồi ga). Một số tài xế đã áp dụng y nguyên thói quen này khi sử dụng các dòng xe đời mới hiện nay, nên đã vô tình gây ra tình trạng xe bị cháy côn.
Một số dòng xe số tay thế hệ mới của các hãng xe gần đây thường được cải tiến với các động cơ có công suất và momen xoắn lớn. Chình vì thế mà khi chạy xe, tài xế chỉ cần từ từ nhả côn ra mà không cần đỡ ga khi bắt đầu khởi hành, kể cả với mặt đường có độ dốc thấp mà động cơ xe vẫn không bị chết máy, chỉ cần tiếp ga khi côn đã được nhả hết ra. Nếu côn chưa được nhả hết ra mà đã tiếp ga vào thì động cơ xe có momen xoắn quá lớn và vượt quá hệ số bám của lá côn sẽ dẫn đến tình trạng bị cháy côn.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này: Tôi nên xử lý như thế nào khi xe đang di chuyển lên dốc cao mà bị ùn tắc và phải nhích từng chút một?
Trả lời cho câu hỏi này: Người lái xe cần phải kết hợp cả phanh tay trong trường hợp này, như cách mà tài xế đã được học trong các chương trình đào tạo lái xe. Một số bác tài có nhiều kinh nghiệm đã quen xe có thể chỉ cần nhả chân côn để côn bám nhẹ, đồng thời bù chút ga để xu không bị tụt dốc, nếu muốn tiếp lên thì chỉ cần tăng nhẹ ga, theo kinh nghiệm “côn ra, côn vào”. Tuy nhiên, cũng không nên duy trì thao tác giữ xe trên dốc theo kiểu này quá lâu và thường xuyên, vì việc làm này sẽ làm mỏi chân, vừa làm cho côn nhanh bị mòn hơn.
Nước vào dầu động cơ xe
Trường hợp này trên thực tế thực sự hiếm gặp, nhưng đã được ghi nhận tại một xưởng dịch vụ của Ford Việt Nam tại Hà Nội. Một vị khách hàng đi xe Ford Transit sau khi phát hiện ra nước làm mát bị cạn và đã vội vàng bổ sung. Sau khi đã đổ hết một xô nước nhưng vẫn thấy mực nước không thay đổi, bác tài này nghĩ là chắc là cần phải nổ máy lên thù mực nước làm mát mới thay đổi, nên đã khởi động nhưng khi động cơ nổ được thì lại chết máy ngay.
Bác tài này đã cố đề thử lại một lần nữa nhưng không thấy động cơ xe nổ được nữa. Khi xe được cứu hộ đưa về xưởng, vị khách này đã nói rằng: “Tôi thấy nước làm mát đã bị cạn, múc cả xô nước đổ vào mà chưa thấy đầy”. Hóa ra, thay vì phải đổ nước vào bình nước phụ thì vị khách này đã mở nắp dầu động cơ.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này: Trong một chuyến đi thì phát hiện ra nước làm mát đã bị cạn và đã bổ sung bằng nước máy. Làm như vậy thì có tác hại gì hay không? Cần phải làm gì với hệ thống làm mát sau khi chuyến đi kết thúc?
Trả lời cho câu hỏi này: Thực tế thì khi đi xa, gặp phải trường hợp nước làm mát bị cạn mà bổ sung bằng nước máy là rất tốt rồi. Cũng có một số trường hợp không có nước máy thì cần phải sử dụng đến nước ao hồ hay sông suối mà trông thì có vẻ sạch thì chúng ta có thể sử dụng để đổ vào được.
Nếu trong trường hợp thiếu ít mà bạn đã đổ nước máy thì sau chuyến đi, chủ xe có thể không cần phải thay lại nước làm mát, còn nếu có điều kiện thì thay lại nước làm mát thì quá tốt. Còn nếu trong trường hợp sử dụng nguồn nước không sạch như nước ao hồ hay sông suối thì cần phải thay lại nước làm mát theo tiêu chuẩn của hãng đã khuyến cáo và tốt hơn thì nên thông súc luôn cả hệ thống làm mát của xe.
Động cơ xe bị hỏng vì đổ nhầm nhiên liệu
Đối với sự cố này trên thực tế thì không nhiều, tuy nhiên cũng có thể kể ra một số trường hợp đổ nhầm nhiên liệu gây ra hậu quả nghiêm trọng trong một vài năm qua. Chẳng hạn như trường hợp một chiếc xe Hyundai Santa FE máy dầu đã bị đổ nhầm xăng A95 ở một cây xăng tại đường Láng, Hà Nội, hay vụ một chiếc xe Range Rover V8 máy dầu đã đổ nhầm xăng.
Chủ xe cần nhắc nhở nhân viên tại cây xăng về loại nhiên liệu mình cần. Nếu đổ nhầm dầu vào xăng thì cần tùy vào lượng xăng còn lại trong bình chứa mà xe có thể chạy được hay không. Nếu lượng xăng còn nhiều mà lượng dầu đổ thêm vào ít hơn thì xe vẫn có thể nổ máy được nhưng xe chạy sẽ không bốc, còn nếu lượng dầu đổ vào quá nhiều thì xe vẫn sẽ không nổ được hoặc nổ được nhưng sẽ lịm dần rồi chết máy.
Trái lại, nếu đổ nhầm xăng vào động cơ máy dầu, cũng cần phải tùy thuộc vào lượng xăng đổ vào mà có thể gây ra những hư hỏng nặng hay nhẹ nếu chủ xe nổ máy. Nếu lượng xăng được đổ vào ít thì khi nổ máy sẽ xuất hiện hiện tượng máy kích nổ và sinh ra những tiếng gõ lóc cóc, còn nếu lượng xăng quá nhiều thì cũng có những trường hợp sẽ làm phá hỏng piston hoặc nặng hơn là làm vỡ cả lốc máy.
Để đề phòng việc đổ nhầm nhiên liệu, chủ xe có thể dán đề can loại nhiên liệu cho xe ở miệng của bình nhiên liệu nếu có nhiều người trong gia đình cùng sử dụng xe hoặc hãy nhắc nhở kỹ cho những người mượn xe. Trong trường hợp đổ nhầm thì tuyệt đối không được khởi động động cơ xe lên mà hãy gọi cứu hộ đến để đưa xe về Gara và tiến hành hút hết toàn bộ hỗn hợp nhiên liệu ra bên ngoài, đồng thời làm sạch cả hệ thống cung cấp nhiên liệu.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XE TẢI, ĐẦU KÉO ISUZU GIGA TẠI ĐÂY.